Bạn có từng loay hoay cả buổi vì không nhớ được hũ gia vị nào, đang nằm ở đâu, hay cái đống muỗng đũa mỗi nơi một cái? Bạn tiếc chỗ bột sữa mua về chưa kịp dùng đã hết hạn hay mấy bọc hạt cất tủ bị ẩm mốc?

Các dịch vụ vệ sinh thông thường sẽ ít hỗ trợ việc sắp xếp lại nhà cửa và bạn muốn tự tay cải tạo lại cách sắp xếp của gian bếp? Hãy tham khảo các mẹo và trình tự phân loại thông minh của người Nhật dưới đây!

Một căn bếp bừa bộn có khiến bạn ngán ngẩm mỗi khi vào bếp? Dịch vụ vệ sinh, hỗ trợ chuyên sâu của LJC có thể giúp bạn!

1. Phân loại vật dụng

Khi bắt tay vào việc sắp xếp không gian hay vệ sinh định kỳ, bạn đừng lao vào làm ngay mà không theo bất kỳ trình tự, nhóm đồ nào vì cách làm đó sẽ chỉ khiến quá trình dọn dẹp của bạn “rối tung” và công cuộc tìm kiếm đồ dùng của bạn sau này “rối mù”.

Để phân loại các nhóm đồ dùng trong bếp, bạn hãy lôi theo nhóm tất cả các vật dụng cần sắp xếp theo phân loại dưới đây:

  • Bộ đồ ăn: các loại chén, dĩa, tô, bát lớn nhỏ có thể được xếp vào một nhóm và các loại muỗng đũa muôi, nĩa,… vào một nhóm.
  • Dụng cụ chế biến đồ ăn: các vật dụng lớn để nấu như nồi, xoong, chảo,… và các món nhỏ hơn như dao, kéo, …
  • Sản phẩm thực phẩm: các loại gia vị, đồ ăn tươi sống, thực phẩm khô, các loại hạt.

Ví dụ cho việc sắp xếp các đồ dùng vào hộc tủ gọn gàng

Ví dụ cho việc sắp xếp các đồ dùng vào hộc tủ gọn gàng

Trong khi phân nhóm các đồ dùng trên, bạn có thể “tính nhẩm” trong đầu để xếp nó theo trình tự từ lớn đến bé, từ dùng ít nhất đến dùng nhiều nhất, các loại đồ dùng nào có hạn sử dụng và không có hạn sử dụng, cái nào cần bảo quản khô/lạnh, tránh ánh sáng, cần nơi khô ráo,…

2. Bắt đầu công việc sắp xếp 

Sau khi lấy tất cả các vật dụng trên và xếp lại theo nhóm (bạn có thể bày và xếp nó ra sàn nhà). Sau đó hay lau chùi các gian kệ, tủ một lượt trước khi xếp lên. 

Nếu các gian tủ đã lâu chưa được vệ sinh, có thể xuất hiện nấm mốc trong tủ, bạn hãy nhờ một chuyên viên vệ sinh với các biện pháp và dụng cụ chuyên dụng để hỗ trợ cho toàn bộ quá trình dọn dẹp. 

Tất cả mọi công việc từ bày đồ ra, phân nhóm, lau chùi, sắp xếp gồm quá nhiều việc? Hãy liên hệ ngay dịch vụ vệ sinh của LJC!

Tất cả mọi công việc từ bày đồ ra, phân nhóm, lau chùi, sắp xếp gồm quá nhiều việc? Hãy liên hệ ngay dịch vụ vệ sinh của LJC!

Ngoài ra, nếu bạn ở một mình thì công việc sắp xếp sẽ dễ dàng hơn khi có ít vật dụng và bạn có thể gom hết về một tủ/ kệ. Tuy nhiên nếu ở cùng với gia đình, số lượng đồ dùng nhiều hơn thì bạn nên nhóm riêng theo hướng dẫn của bài viết này.

Bạn để việc sắp xếp trở nên khoa học và bạn dễ dàng tìm kiếm đồ dùng hơn sau này, hãy đi theo trình tự dưới đây:

  • Các không gian cần được ưu tiên gọn gàng nhất là bồn rửa và khu vực bếp, lò nướng. 
  • Nhóm đồ gia vị cần được trữ ở nơi khô ráo, không bị ẩm ướt thì cần được đưa lên các kệ ở trên cao hoặc, hoặc bỏ vào một ngăn tủ không ở gần bồn rửa. Nếu ở ngay dưới bếp, lò thì kệ tủ cần kín, có cửa hoặc nắp đậy. Chắc chắn bạn sẽ không muốn lọ gia vị của mình bị dính dầu đúng không?
  • Các loại muôi, kẹp, muỗng, đũa có thể để gần bếp cho bạn thuận tiện sử dụng khi nấu nướng (ở dưới tủ hoặc trên kệ bếp, hộp kín).
  • Nếu sắp xếp các loại muỗng, nĩa, đũa vào tủ, hãy cho nó vào từng hộp để cố định, tránh việc lộn xộn khi kéo ngăn tủ ra vào.

Thành quả cho một buổi dọn dẹp sẽ khiến bạn tiện lợi hơn cho việc nấu nướng trong tương lai

Hãy bắt đầu với các món đồ cồng kềnh của nhóm nồi, xoong, chảo. Các loại nồi, chảo to, các loại ít dùng xếp vào trong. Các loại dùng nhiều hơn để ở ngoài, dễ lấy. Tương tự với chén, dĩa, tô/bát.

Đối với thực phẩm:

  • Các loại hạt, thực phẩm khô nên cho vào các hộp kín khí để lên cao. Hộp to/ít dùng/không có hạn sử dụng có thể đưa vào trong hoặc để lên vị trí cao hơn.
  • Các nhóm thực phẩm sử dụng nhiều hơn như gạo, hạt, hay các loại đồ có hạn sử dụng ngắn nên được để ở nơi dễ lấy hơn. Bạn nên ghi nhãn cho các loại đồ có hạn sử dụng để tránh luôn việc nhìn thấy mà vẫn quên sử dụng, hoặc sử dụng khi nó đã hết hạn dùng.
  • Tương tự như với các nguyên tắc ở trên, giờ đây bạn có thể sắp xếp gọn gàng khu vực tủ lạnh của mình.

Hoàn tất việc sắp xếp này là xong? Vào thời gian đầu sau khi cải tạo, bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi đồ vật bỗng nhiên bị “giấu” gọn. Tuy nhiên, nếu bạn đã thực sự yêu thích một gian bếp gọn gàng thì việc mất thêm một ít công sức để lấy vật dụng chắc hẳn sẽ không khiến bạn phiền lòng.

Vệ sinh định kỳ chuyên sâu căn bếp của mình để duy trì giá trị tài sản và giữ một không gian bếp tiện lợi, sạch sẽ bạn nhé!

Vệ sinh định kỳ chuyên sâu căn bếp của mình để duy trì giá trị tài sản và giữ một không gian bếp tiện lợi, sạch sẽ bạn nhé!

Tuy nhiên, để duy trì hiện trạng “gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp” bạn nên  dọn dẹp định kỳ. Bởi vì sau một vài ngày, tuần sử dụng, hẳn sẽ có không ít đồ dùng rời khỏi vị trí của nó, dầu mỡ sẽ bám lên đâu đó trên tường, kệ. Nếu không lau chùi, sắp xếp định kỳ thì mọi thứ sẽ trở về hiện trạng ban đầu khi bạn chưa tổng dọn dẹp căn bếp!

Trải nghiệm dịch vụ vệ sinh đẳng cấp, chuyên sâu và đa dạng từ Lux Japan Care. Chúng tôi có thể mang lại cho bạn một cuộc sống tiện lợi, dễ dàng với chất lượng Nhật Bản.

Tham khảo dịch vụ của chúng tôi tại đây.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Lux Japan Care.